Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng khá phổ biến, bệnh lý này thường gặp nhiều hơn ở những trẻ sinh non, bị thiếu tháng. Một số trường hợp vàng da sinh lý sẽ tự khỏi chỉ cần tắm trắng đầy đủ. Nhưng nhiều trường hợp đây là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng như: suy hô hấp, viêm não nhật bản, hen phế quản… Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của 888B nhé!

 

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị vàng da là do tình trạng nồng độ bilirubin (sắc tố mật) trong máu tăng lên đột ngột, vượt ngưỡng cho phép. Dẫn đến thẩm thấm vào trong tế bào da và các tổ chức liên kết gây nên hiện tượng da và niêm mạc bị vàng.

  • Trẻ sơ sinh vàng da là do bộ phận gan của cơ thể chưa phát triển đủ để loại bỏ nồng độ bilirubin. Thường bệnh lý này sẽ xuất hiện sau khoảng 24h sau sinh, nếu trẻ sinh đủ tháng sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Trường hợp trẻ sinh non, thể trạng sức khỏe yếu thì khoảng 2 tuần mới khỏi.
  • Bên cạnh đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh bị vàng da nguyên nhân còn do không được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức không đủ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Cũng có thể do trẻ có nhóm máu không tương thích với mẹ dẫn đến kháng thể trong mẹ sẽ phá vỡ các tế bào hồng cầu trong máu của con. Cuối cùng dẫn đến tình trạng hàm lượng bilirubin của trẻ bị tăng đột ngột và trẻ bị vàng da.
  • Ngoài ra, bệnh lý này còn do trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh, bị nhiễm trùng, thiếu enzym G6PD. Hoặc có thể do rối loạn di truyền, có anh chị em ruột từng bị vàng da… 

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân nhưng các mẹ không nên chủ quan khi trẻ gặp tình trạng này tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị để an toàn cho trẻ.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da

Để điều trị trẻ sinh bị vàng da khi cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh lý. Đối với trẻ bị vàng da bình thường sau khoảng 1 -2 tuần sẽ tự khỏi. Bố mẹ chỉ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ khoảng 8-12 lần/ngày để trẻ tiêu hóa tốt và tự đào thải bilirubin ra ngoài qua phân. Đồng thời, các mẹ cũng cần theo dõi, thăm khám thường xuyên nếu tình trạng nặng hơn thì có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với trẻ không tự khỏi được và có chuyển biến tình trạng xấu hơn thì cần sử dụng đến các phương pháp sau:

  • Quang trị liệu: Cách điều trị này khá an toàn và mang đến hiệu quả cực tốt. Mẹ chỉ cần để bé mình trần nằm trong nôi dưới ánh đèn huỳnh quang và che mắt để bảo vệ mắt. Khi đó, ánh sáng cực tím sẽ chuyển hóa bilirubin ở dạng không kết hợp thành kết hợp để thải ra nước tiểu.
  • Immunoglobulin truyền tĩnh mạch: Nếu nguyên nhân vàng da do nhóm máu của mẹ và trẻ khác nhau thì nên sử dụng biện pháp này. Bởi immunoglobulin sẽ có tác dụng hạn chế kháng thể gây vàng da ở mẹ và giúp làm giảm tình trạng bị vàng da.
  • Thay máu: Khi áp dụng những cách điều trị ở trên mà tình trạng vẫn không cải thiện, thậm chí còn nghiêm trọng. Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng cách thay máu để thay thế lượng máu có nồng độ bilirubin cao bằng máu có nồng độ bình thường.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì ?

Để góp phần cải thiện, điều trị bệnh vàng da ở trẻ nhanh hơn người mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Hãy đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con bú để con có sức đề kháng tốt hơn. Đặc biệt sẽ giúp tối ưu hóa nồng độ bilirubin trong máu cho con. Cụ thể các loại thực phẩm mẹ nên ăn đó là:

  • Thức ăn nguyên hạt, đa hạt và giàu chất xơ để giúp gan của trẻ khỏe mạnh và hệ tiêu hóa hoạt động được tốt nhất.
  • Trà xanh, trà thảo dược hoặc cà phê có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các thành phần độc tố có hại trong cơ thể để gan hoạt động tốt hơn.
  • Trái cây khô, rau mầm và các loại họ đậu để tăng hàm lượng chất xơ, protein, chất béo giúp trẻ tiêu hóa dễ và tăng trưởng một cách toàn diện.
  • Rau củ quả tươi như bí ngô, khoai lang, dưa chuột, đu đủ, cà chua, bơ, rau xà lách, củ cải… Các thành phần có trong các loại thực phẩm này sẽ giúp trẻ cải thiện được hệ thống tiêu hóa. Tăng sức đề kháng để chiến đấu với các tác động xấu của bệnh vàng da và cả những bệnh lý khác.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ không nên ăn gì ?

Khi con bị vàng da các mẹ cũng cần lưu ý đến những loại đồ uống, thực phẩm cần tránh như sau:

  • Nói không với rượu vì rượu là kẻ thù của gan ảnh hưởng xấu đến chức năng và hoạt động của gan.
  • Không được hút thuốc khi cho con bú vè sẽ gây hại đến sức khỏe và khả năng đề kháng của trẻ.
  • Tránh đồ ăn vặt, đồ ăn đóng gói vì chúng là nguyên nhân làm suy yếu dạ dày và gây hại đến con.
  • Tuyệt đối nên tránh thức ăn chiên rán nhiều và cay nóng.
  • Loại bỏ ngay nước ngọt hoặc các loại đồ uống có ga, cồn vì vừa không tốt cho mẹ lại còn ảnh hưởng xấu đến trẻ.
  • Không nên dùng đường tinh luyện trong pha sữa hoặc đồ ăn vì nó là tác nhân không tốt cho gan của trẻ.
  • Nên ăn ít muối để cân bằng hàm lượng natri trong cơ thể.
  • Tránh ăn nhiều thịt hoặc thức ăn nhiều chất béo không bão hòa. Vì cơ thể bạn rất khó để tiêu hóa thì trẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Kết Luận

Chúng tôi hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích cho mẹ khi gặp trình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da. Mong rằng bạn sẽ là một người mẹ thông thái để trẻ luôn được khỏe mạnh, phát triển bình thường và vui cười mỗi ngày!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *