Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt? Cách trị nấc cụt

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa nấc cụt như thế nào hiệu quả? Tất cả thông tin chi tiết sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

 

Nấc cụt là gì ?

Nấc cụt còn gọi là nấc cục hay nấc, là hiện tượng mà cơ hoành và cơ liên sườn bị kích thích co thắt bất ngờ. Đồng thời nắp thanh môn cũng đóng lại từ đó gây ra nấc cụt co thắt, ngắt quãng và lặp lại nhiều lần.  Thông thường tần suất nấc sẽ từ 4 – 60 lần trong một phút.

Tình trạng nấc cụt thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi. Hiện tượng này thường sẽ làm cho trẻ khó chịu nhưng đa số sẽ không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ bị nấc cụt có thể ngủ ngon nhưng có ảnh hưởng đến hơi thở.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt được xem là phản xạ của trẻ sơ sinh do một số nguyên nhân chính dưới đây:

  • Trẻ ăn quá no hoặc nuốt quá nhiều khí trong lúc ăn: Nhất là trường hợp bú bình không đúng cách sẽ dễ nuốt lượng không khí lớn dẫn đến kích thích cơ hoành co thắt và tạo ra tình trạng nấc.
  • Trẻ bú quá nhanh hoặc vừa quấy khóc xong mẹ cho bú liền cũng dễ bị nấc cụt.
  • Do trẻ sơ sinh dạ dày chưa được phát triển hoàn thiện bình thường nên axit trong dạ dày dễ đi ngược lại thực quản dẫn đến tình trạng nấc cụt.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa đông nếu không giữ ấm có thể khiến cho không khí lạnh đi vào phổi hậu quả gây ra tiếng nấc.
  • Dị ứng với thành phần sữa công thức hoặc sữa mẹ, lâu dần làm cho phế quản bị viêm và biểu hiện là nấc cụt.
  • Do yếu tố di truyền của một số bệnh lý như hen suyễn, viêm đường hô hấp… Ví dụ khi cơn hen khởi phát làm cho phế quản phổi bị viêm dẫn đến chặn đường khí vào phổi. Khi đó cơ hoành cũng sẽ co thắt và bé sẽ bị nấc cụt.
  • Do trẻ hít phải nhiều khí ô nhiễm do hệ hô hấp chưa được phát triển hoàn chỉnh nên sẽ bị ho. Hậu quả là làm cơ hoành bị thương rồi nấc.

Cách phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, bác sĩ khi đã nắm được những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt các mẹ cần lưu ý đến một số cách phòng ngừa dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không được cho ăn no quá. Tránh tình trạng dạ dày giãn nở đột ngột làm co thắt cơ hoành.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế để sữa chảy vào dạ dày dễ dàng hơn. Nếu bú bình thì phải tập cho trẻ bú đúng cách, điều chỉnh núm vú khi ngậm để hạn chế không khí đi vào phổi.
  • Nếu có thể thì nên vừa cho trẻ ăn theo kiểu ngồi, đồng thời tay đỡ đằng sau lưng để tạo chỗ dựa. Như vậy thức ăn sẽ tiêu hóa được tốt hơn và không có không khí nhiều đi vào.
  • Không nên để trẻ nghe nhạc vì dễ khiến trẻ nhún nhảy theo âm thanh rồi làm cho cơ hoành bị thắt.
  • Thường xuyên vệ sinh núm vú của bình để loại bỏ bã khô, bụi bẩn bên trong. Tránh tình trạng khi bú bị gián đoạn rồi bé vô tình nuốt nhiều thức ăn lẫn không khí vào miệng.
  • Trong lúc bú bình tuyệt đối không được để trẻ ngủ vì khi ngủ lượng sữa bé bú vào có thể sẽ nhiều hơn làm cho trẻ bị sặc sữa.
  • Trong khi tắm nên để nhiệt độ nước tắm chênh lệch không quá lớn so với nhiệt độ phòng để tránh tình trạng trẻ bị sốc nhiệt.
  • Trong phòng ngủ nên giữ nhiệt độ ở mức ổn định, nếu có điều hòa cần điều chỉnh ở mức nhiệt hợp lý để giảm tối đa nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh.

Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ con, cơ thể chưa được phát triển hoàn thiện và còn khá non nớt. Chính vì thế, khi chữa nấc cụt cho trẻ các bạn cần hết sức cẩn thận. 

Dưới đây là một số cách phổ biến, các bạn có thể tham khảo:

  • Đầu tiên, cách thông dụng nhất bạn sẽ dùng 2 ngón tay trỏ của mình thật nhẹ nhàng nhét vào 2 bên lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây. Hoặc dùng 1 tay bóp nhẹ mũi, một tay giữ miệng khép lại trong 2 đến 3 giây, lặp lại 15 lần mỗi lần cách nhau 3 giây. 
  • Thay đổi tư thế bú nếu cứ sau mỗi lần ăn trẻ đều bị nấc để hạn chế lượng không khí đi vào dạ dày và trẻ hấp thu được tốt hơn.
  • Khi trẻ bị nấc bạn có thể vỗ nhẹ lưng, động tác dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, không được mạnh tay. Bạn sẽ vỗ đến lúc trẻ ợ hơi được thì cơn nấc cụt sẽ mất.
  • Cho trẻ uống nước, từng ngụm nhỏ, mỗi lần khoảng 2.5 ml nhưng liên tục trong khoảng 5, 6 lần.
  • Khi bé bú bạn có thể cho một ít siro lên núm vú giả, vị ngọt sẽ làm cho cơ hoành hạn chế co thắt.
  • Massage lưng nhẹ theo hình tròn để cơ hoành dừng co thắt, đồng thời cho bé ngồi thẳng.
  • Làm trẻ phân tâm bằng những món đồ chơi hoặc ngồi chơi với trẻ để trẻ chú ý và quên đi cơn nấc.

Tuy nhiên, những cách trên chỉ áp dụng trong trường hợp nấc cụt ngắn và ít xảy ra. Còn nếu trẻ bị nấc cụt dài và liên tục bạn nên cẩn thận vì rất có thể đó là biểu hiện của một số bệnh lý trong cơ thể. 

Và nếu trẻ gặp những hiện tượng nấc cụt dưới đây bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị:

  • Trẻ thường bị nấc cụt và nôn trớ thức ăn, đây chính là dấu hiệu của trào ngược dạ dày và cần điều trị.
  • Lúc cho bú hoặc ngủ trẻ luôn bị nấc cụt thì khả năng cao đó là chứng nấc mãn tính. Bạn cần kết hợp với bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Thời gian nấc cụt dài hơn bình thường có thể là triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp, cần chữa trị kịp thời.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin cơ bản chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn, nhất là các mẹ về tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt cùng cách phòng ngừa và điều trị. Hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình để làm hành trang vững vàng nuôi dạy những thiên thần của mình thật tốt nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *