Nên cho trẻ ăn dặm khi nào? – Cho ba mẹ lời giải đáp chi tiết nhất

Nên cho trẻ ăn dặm khi nào là phù hợp nhất? Cho trẻ ăn dặm vào giờ nào, ở tháng thứ mấy? Thực đơn bổ sung dinh dưỡng ăn dặm đúng cách và đầy đủ trong bữa ăn là nấu cháo, sữa hay bột? Tất cả sẽ được tổng hợp qua bài viết dưới đây, các mẹ hãy dành thời gian tham khảo để cùng nuôi dạy con yêu của mình nhé!

Nên cho trẻ ăn dặm khi nào?

Theo các chuyên gia đầu ngành, trong quá trình phát triển của trẻ tùy vào từng giai đoạn sẽ cần bổ sung những nguồn dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển. Do vậy mà việc cho trẻ ăn dặm thích hợp nhất là sau 6 tháng đầu đời. Dưới đây là lý do bạn nên cho trẻ ăn sau 6 tháng đầu:

  • Ở giai đoạn này nguồn dự trữ sắt của trẻ đã giảm dần do sữa mẹ hoặc các loại sữa bột khác không đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể của trẻ. Tránh nguy cơ trẻ bị thiếu máu.
  • Nhu cầu năng lượng của trẻ tăng cao, trẻ sẽ thèm ăn vì sau 6 tháng tuổi trẻ sẽ cần khoảng 700kcal/ngày trong khi đó sữa mẹ chỉ cung cấp được 450kcal/ngày.
  • Đây là giai đoạn phù hợp để trẻ học cách ăn, trải nghiệm vị giác với các loại thực phẩm tránh nguy cơ bị dị ứng sau này.
  • Giúp trẻ phát triển răng, xương hàm và các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Hệ tiêu hóa đã đủ phát triển để tiêu hóa nguồn thức ăn đậm đặc hơn sữa mẹ và sữa bột.

Tại sao không nên cho bé ăn dặm sớm?

Khi cho trẻ ăn dặm các mẹ cần lưu ý tuyệt đối không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước khi chưa đủ 6 tháng tuổi. Đặc biệt là trước 4 tháng tuổi vì lúc đó cơ thể của trẻ chưa được hoàn thiện không thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn và còn do một số nguyên nhân sau đây:

  • Cơ thể của trẻ chưa có đủ enzyme amylase để tiêu hóa được các nguồn thức ăn có tinh bột. Khi đó sẽ dễ gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ.
  • Trẻ dễ bị chán sữa mẹ dẫn đến bú ít đi và không đáp ứng được các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
  • Trẻ dễ bị giảm sức đề kháng dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao. Đồng thời còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển, sinh trưởng của trẻ.
  • Trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm và dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy vì ở giai đoạn này hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Khi nào cho trẻ ăn dặm

Một số lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Theo nhiều chuyên gia, cho trẻ ăn dặm là cả một quá trình đòi hỏi kiến thức và sự kiên trì. Chính vì vậy, các mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây trước khi cho trẻ ăn dặm:

  • Cho trẻ ăn đúng thời điểm là sau 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn.
  • Cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm như bơ đậu phộng, lúa mì, trứng…
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm là trẻ sẽ quan tâm đến thức ăn của bạn, cố với lấy và há miệng to khi bạn cho ăn.
  • Bạn nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm vào thời điểm lúc trẻ vui vẻ, thoải mái. Đó là khi trẻ phấn khích, nghiêng về phía bạn và há miệng to khi bạn cho ăn. Nếu trẻ quay đầu đi, ngậm miệng và đẩy thức ăn ra xa thì đó là dấu hiệu thời điểm không thích hợp.
  • Đừng nên cho ăn vào giờ ăn thông thường và tốt nhất nên cho ăn sau khoảng 2,3 tiếng khi trẻ đã bú sữa. Bởi thời điểm này trẻ sẽ chỉ cần uống sữa để thỏa mãn cơn đói của mình.
  • Khi lần đầu cho ăn bạn nên cho 1-2 thìa cà phê và tăng dần theo khẩu vị đến khoảng 12 tháng thì cho 3 bữa mỗi ngày.
  • Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn ở dạng nghiền mịn, mềm sau rồi mới chuyển sang thức ăn băm nhỏ và nên thay đổi thực đơn hàng ngày để tránh sự nhàm chán.
  • Tuyệt đối cần nhớ phải giám sát thường xuyên khi cho trẻ ăn thức ăn đặc, tốt nhất nên hạn chế cho trẻ di chuyển. Tránh trường hợp trẻ bị nghẹn rồi dẫn đến nghẹt thở do hóc thức ăn.
  • Nguồn thức ăn phù hợp cho giai đoạn này của trẻ là thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, gà, các loại đậu, trứng… Ngoài ra bạn nên bổ sung các loại rau củ quả, trái cây, phomai hoặc sữa chua đi kèm đề trẻ đổi khẩu vị và cung cấp đầy chủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm trứng sống, mật ong, sữa tách béo, hạt nguyên chất và thực phẩm cứng.

Kết luận

Ăn dặm là thời kỳ quan trọng để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi nên cho trẻ ăn dặm khi nào cũng những kiến thức liên quan. Hãy là những người mẹ thông thái để giúp trẻ bắt đầu ăn dặm được tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *